Chùa Cầu biểu tượng độc đáo của Hội An

30/11/2020 | 15:11:42

Chùa Cầu biểu tượng độc đáo của Hội An

Nguyên nghĩa của từ “lịch lãm” tức là “đi nhiều hiểu biết rộng”, Chùa Cầu hay Lai Viễn Kiều ở Phố cổ Hội An chẳng phải chính là nơi đón người ham đi ham biết từ phương xa tới hay sao…

CẦU NHẬT BẢN (CHÙA CẦU)

Vị trí: Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Đặc điểm: Đây là cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An còn được gọi là Lai Viễn Kiều (Cầu đón khách phương xa). Cầu được người Hội An quen gọi là chùa Cầu, một di tích quen thuộc đã trở thành biểu tượng của đô thị Hội An.Tranh vẽ kiến trúc cổ Việt Nam – Chùa Cầu, Phố cổ Hội An

Theo truyền thuyết, cả cộng đồng người Việt, người Nhật, người Hoa có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Việt gọi là con Cù, người Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản bắc qua.Chùa Cầu gắn liền với một truyền thuyết xuyên Á.

Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất và Hội An không được yên ổn để người Nhật, người Hoa, người Việt được bình yên làm ăn buôn bán. Để khống chế con Mamazu, người Nhật đã thờ các thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thuỷ quái đó. Người Minh Hương lập ngôi chùa nhỏ nằm sát cây cầu cổ để thờ Bắc Đế Chân Võ cũng với mục đích khống chế con Câu Long gây ra động đất.Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”

Vì thế ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất được nữa. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”. Theo niên đại được ghi ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng vào thời gian này. Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986.

Chùa Cầu hay còn gọi là Chùa Nhật Bản, là công trình do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 16. Do ảnh hưởng của thiên tai địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt – Trung. Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An. Hình Chùa Cầu có trên tờ bạc 20.000 nghìn đồng bằng polyme của Việt Nam.

Nguồn: copy

Tags:
CÁC TIN KHÁC
BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn